Nước đóng bình vỏ bẩn có thể gây ngộ độc
- Báo cáo mới nhất của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM: 66,7% mẫu nước đóng bình nhiễm khuẩn Coliform. Thứ nước nhiễm vi sinh này có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, ngộ độc... cho người uống.
Một chậu xà bông được tận dụng để rửa bên trong và bên ngoài bình.
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, từng xảy ra vụ 39 học sinh tiểu học Trường Quế Xuân (Thạnh Xuân, Q.12) phải đi cấp cứu vì uống nước đóng bình bị nhiễm dầu hỏa do nhà trường đặt mua.
Mới đây nhất, trong đợt thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tháng 2/2008, cơ quan này ghi nhận 12/12 cơ sở sản xuất nước đóng bình bị thanh tra vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra, nhiều cơ sở không xuất trình được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham gia lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, công nhân trực tiếp sản xuất người có người không. Công nhân không có đồ bảo hộ lao động, không mang găng tay khi sản xuất. Thậm chí, nhiều công nhân còn để móng tay dài, đeo trang sức...
Và báo cáo ngày 11/8 của Thanh tra Sở Y tế cho thấy: 66,7% mẫu nước đóng bình nhiễm khuẩn Coliforms - vi sinh có thể khiến người uống đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, ngộ độc...
Trong khi, theo danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm, nước đóng chai không được nhiễm khuẩn. Trong đó, Coliforms bằng 0.
Nước "nghèo dinh dưỡng" vẫn nhiễm vi sinh
Nước đóng bình, sản phẩm đầu vào là nước, đầu ra cũng là nước, nên nhà sản xuất ít dùng các phụ gia, chất bảo quản...; nguy cơ nhiễm bẩn không cao. Tuy nhiên, sản phẩm này lại trở nên nguy hại cho sức khỏe người dùng nếu đựng trong bình bẩn.
Nước đóng bình vỏ bẩn có thể gây ngộ độc
Vỏ bình nằm ngổn ngang trên nền đất lạnh ứ đọng nước, đất cát vương vãi, bên cạnh là nhà vệ sinh bẩn thỉu.
ThS Hoàng Thị Ngọc Ngân, Trưởng khoa Sức khỏe Cộng đồng - Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho biết, nước đóng bình bị nhiễm vi sinh có thể do khu vực sản xuất không đảm bảo vệ sinh, công nhân thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Và trên hết, nước nhiễm vi sinh là vì công đoạn xúc rửa bình để tái sử dụng quá cẩu thả và không đúng theo hướng dẫn.
Bản thân người mua nước, sau khi dùng hết nước, đã sử dụng bình để đựng bia, dầu hỏa, xăng... rồi mới trả lại cho cơ sở sản xuất nước đóng bình để tái sử dụng.
Tiếp đó, người công nhân sản xuất chỉ lấy vòi nước xịt trong, ngoài bình. Chỗ cần rửa kỹ thì nước không vào tới. Thậm chí, bình để lăn lóc dưới đất, cạnh khu vệ sinh, nước tràn lan mang theo vi khuẩn xâm nhập vào trong bình. Kết quả, nước nhiễm bẩn.
Hương Cát
Bài viết liên quan
- Trung Quốc đưa trái phép tàu du lịch 10.000 tấn tới Hoàng Sa 14/03/2016
- "Chống tham nhũng: Súng nổ rất to nhưng đạn không có đầu" 10/11/2012
- Mục sở thị công nghệ sản xuất chăn, đệm siêu rẻ và... siêu rởm 08/11/2012
- Việt Nam giành quyền đăng cai Á vận hội 2019 08/11/2012
- "Thủ phạm" đâm chìm tàu cá rồi bỏ chạy nhận mức phạt "khủng" 07/11/2012
- Đã xác định được 2 chất trong áo ngực Trung Quốc 07/11/2012
- Thảm họa từ phẫu thuật thẩm mỹ giá rẻ 06/11/2012
- Giá vàng tiếp tục tăng mạnh trước "giờ G" bầu cử Mỹ 06/11/2012
- Ứng dụng 'vẽ vời' gây cơn sốt mới trên smartphone 18/09/2012
- Nước sạch bị bẩn do đâu, ai chịu trách nhiệm? 18/09/2012
- Công nghệ RO là công nghệ lọc nước tốt nhất hiện nay 18/09/2012
- Nước sạch của người xưa 18/09/2012
- Tư vấn quy trình mua lọc nước 18/09/2012
- Để biết nước dùng có nhiễm asen 18/09/2012
- Nước đóng bình vỏ bẩn có thể gây ngộ độc 18/09/2012
- Hệ thống xử lý chất thải phóng xạ ưu việt 18/09/2012