So sánh hệ thống truyền động thủy lực và cơ cấu cơ khí
Nếu cùng một kích cỡ tải trọng, một xe cẩu thủy lực khác xe cẩu cơ khí như thế nào?
A- Nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn
Vì các vật tư thủy lực như bơm, xy lanh, motor có khả năng cung cấp công suất lớn mặc dù chúng có kích thước và trong lượng nhỏ nhờ làm việc ở áp suất cao.
Ví dụ, Xy lanh thủy lực nâng cần của xe cẩu 50 tấncó đường kính trong (đường kính hiệu dụng) chỉ 21 cm nhưng với áp suất làm việc ở 240 kg/cm2, nó có khả năng nâng được 80 tấn. Nếu chúng ta sử dụng 2 xy lanh thủy lực đồng thời, chúng có khả năng sinh ra một lực 160 tấn để nâng cần.
B- Dễ điều khiển các thao tác
Xe cẩu cơ khí sử dụng các tay gạt, thanh nối, thanh dằng, xích... để điều khiển hệ thống. Do đó chúng phải được đặt càng gần với các cơ cấu truyền động cơ khí càng tốt để giảm thiếu các khâu khớp điều khiển. Đối với xe cẩu thủy lực, chỉ cần kết nối các bộ phận cơ khí-thủy lực với các valve điều khiển bằng ống nối thủy lực và do vậy cơ cấu điều khiển có thể bố trí bất cứ nơi nào trên xe thuận tiện cho việc sử dụng.
C- Dễ dàng thay đổi tốc độ làm hàng một cách êm dịu.
Bằng cách thay đổi lưu lượng và áp suất làm việc của xy lanh/motor thủy lực một cách dễ dàng thông qua hệ thống valve điều khiển thủy lực, hầu hết các cơ cấu cơ khí trung gian trên xe cẩu thủy lực đã được dỡ bỏ giúp cho việc điều khiển các thao tác làm hàng được chính xác, an toàn và tiện nghi đối với người vận hành.
Bài viết liên quan
- Phân loại bơm bánh răng 22/05/2017
- Bơm thủy lực là gì? 31/03/2017
- Nguyên lý làm việc của bơm Piston 09/03/2017
- Bơm piston: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động 09/03/2017
- Đặc điểm và nguyên lý làm việc của bơm bánh răng 28/07/2016
- Hệ thống thủy lực máy xúc đào 04/07/2016
- Các loại bơm thủy lực 10/06/2016
- Các loại bơm piston thủy lực và cách sử dụng 18/05/2016
- Hệ thống thủy lực 06/05/2016
- Bơm bánh răng: đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc 21/04/2016