Ống dẫn thủy lực - Phần 2: Mối nối thủy lực



Phần trước mình đã giới thiệu tới các bạn cấu tạo và phần loại ống dẫn thủy lực. Tuy nhiên để liên kết ống dẫn với các thiết bị, hoặc trong trường hợp đường ống dài thì cần sử dụng mối nối. Bài này mình sẽ trình bày về mối nối thủy lực.


Mối nối thủy lực đảm bảo việc lắp ghép ống dẫn thủy lực vào các phần tử của hệ. Ngoài ra mối nối được thiết kế nhằm thích hợp với yêu cầu tháo lắp vận chuyển của hệ thủy lực.
Mối nối phân ra làm: Mối nối tháo được và mối nối không tháo được.

Mối nối không tháo được:  được sử dụng trong hệ thủy lực cố định, không phải di chuyển hoặc tháo rời. Mối nối không tháo được gia công bằng phương pháp hàn, dán đối đầu 2 ống hoặc dùng ống chuyển. Ưu điểm của mối nối không tháo được là giảm 25-30% về mặt khối lượng so với mối nối tháo được ứng với cùng một hệ thủy lực.


Mối nối tháo được : là kiểu mối nối sử dụng mặt bích, đầu nối, ống chẹn,… Mối nối tháo được phân ra mối nối cố định và mối nối không cố định.

Mối nối cố định: sử dụng mặt côn trong hoặc mặt côn ngoài với sự trợ giúp của vòng khớp và mặt bích.
1.Sử dụng mặt côn ngoài: (hình dưới )



Mối nối dạng này bao gồm ống dẫn 1 (chú ý đoạn cuối ống dẫn 1 có dạng mặt côn – góc lệch 300) , ống chẹn 2, ống lồng 3 và đai ốc 4. Độ bít kín của mối nối được đảm bảo bởi sự tiếp xúc mặt côn trong giữa ống chẹn 2 và mặt côn nòoài ống dẫn 1. Nhược điểm của mối nối dạng này là: làm giảm độ bền của ống nối tại đoạn nối, khó nhận thấy bằng mắt thường vị trí rạn nứt, mô men xoắn-kéo đối với đai ốc 4 tương đối lớn, ít về chủng loại, cần dụng cụ chuyên dụng để tạo mặt côn cho ống dẫn 1.

2.Sử dụng mặt côn trong: ( hình dưới)




Mối nối cố định sử dụng mặt côn trong bao gồm ống lồng 4, ống 5, ống chẹn 2, đai ốc 1. Độ bít kín của mối nối được đảm bảo bới tiếp xúc giữa bề mặt trong ống lồng 4 với bề mặt ngoài của ống chẹn 2 kết hợp với lực kéo của đai ốc 1. Mối nối sử dụng mặt côn trong có ưu điểm là số lượng chi tiết nhiều ( làm giảm biến dạng không mong muốn đối với ống dẫn ). Ngoài ra do ống chẹn 2 có dạng mặt cầu hạn chế cong vênh ống nối.

3.Mối nối sử dụng vòng khớp. (hình dưới)



Cấu tạo gồm đầu nối 1 với mặt côn trong 2, đai ốc 5 và vòng khớp 3, ống dẫn 4. Vòng khớp được chế tạo từ thép với bề mặt được thấm cacbon. Đầu mút vòng khớp 3 tì vào mặt côn 2 có dạng dao cắt ở phía trong tỳ lên ống dẫn. Khi đai ốc tạo lực kéo, kéo theo dịch chuyển vòng khớp 3, khi đó dao cắt trượt dọc ống dẫn 4 tạo thành mặt côn ngoài tại đầu ống dẫn 4. Kết quả thu được đảm bảo độ bít kín và độ bền cho mối nối.

4.Mối nối sử dụng mặt bích.



Sử dụng mặt bích để tạo mối nối (hình dưới). Ứng dụng với ống nối có đường kính >32 mm và áp suất làm việc của hệ <32 MPa. Độ bít kín đảm bảo bởi vòng bít kín lắp giữa 2 mặt bích.

Mối nối không cố định: ứng dụng với các hệ thủy lực trong máy đào đất, máy xây dựng. Đây là các loại máy thường sử dụng xylanh thủy lực, mà các xylanh thủy lực này trong quá trình vận hành thường xoay 1 góc nhỏ quanh trục tại điểm gắn xy lanh. Khi mà lắp ráp các hệ thủy lực này thường sử dụng mối nối không cố định, các mối nối này thường có bậc động động bằng 1, 2 hoặc lớn hơn ( khái niệm bậc động?).

Ở hình dưới:


Hình a là ví dụ một mối nối xoay với bậc động bằng 1. Ở đó đầu nối 1 được lồng vào  tai xoay 2 được. Vòng đệm 3 và 4 nhằm hạn chế di chuyển dọc trục tai xoay 2. Độ bít kín được đảm bảo bới vòng cao su 5 với vòng đệm bảo vệ 6.

Hình b là một ví dục khác về mối nối mềm. Mối nối dạng cuộn với ống dẫn xoắn ốc. Ở đây đoạn ống dẫn xoắn được cố định tại 2 điểm 1 và 2. Khi xylanh thủy lực xoay đoạn xoắn ốc có thể bị kéo. Mối nối dạng này có thể đảm bảo vài bậc động.


Mối nối nhanh:



 


Mối nối thủy lực nhanh


Trên hình: 1 - Ổ nối ; 2,9 - van một chiều; 3 - vòng cao su; 4 - bi chẹn; 5 - khoang trống; 6 - Ống lót kẹp chặt; 7 - chìa ăn khớp; 8 - rãnh ăn khớp.
 

Ống lót 6 có thể trượt trên bề mặt ngoài ổ 1. Khi ghép nối ống lót 6 được cố định bằng lò xo và chốt hãm. Để tháo mối nối phải kéo ống lót 6 về bên trái và kéo chìa ăn khớp về bên phải. Van một chiều 2,9 có tác dụng bảo vệ  - khi một trong 2 đoạn ống nối có sự có đứt hoặc rò rỉ, ngay lập tức van một chiều sẽ đóng lại. Ăn khớp giữa bi 4 - rãnh 8 bảo đảm độ bền, chắc cho mối nối.

Một vấn đề khác cũng cần quan tâm đó là: cố định mối nối giữa đầu nối và đầu ống dẫn mềm. Khi áp suất 0.5 Mpa ta sử dụng phương pháp hẹp chặt như hình dưới (hình a). Khi đó đầu mút của ống dẫn được vặn và đầu nối, đầu nối có khấc như hình. Và được kẹp chặt bởi vòng kẹp 2.

 



Tuy nhiên với phương án này khi áp suất cỡ 10 MPa mối nối sẽ bị tuột ra do lực kéo phát sinh đầu nối với đai ốc mối nối.  Do vậy phải dùng phương pháp như hình b.
Lúc này đầu ống mềm 1 được vặn chặt vào ống kẹp 2, ống kẹp 2 có dạng ren với bước ren lớn để dễ vặn vào. Ống kẹp 2 lại được vặn vào đầu nối 3, mặt côn của đầu nối 3 tỳ chặt đầu ống dẫn 1 vào ông kẹp 2. Mũ bịt dạng đai ốc 4 giúp tạo mối nối với các thiết bị thủy lực khác.

(Còn nữa)
 

Cập nhật lần cuối: 5/22/2017 4:38:08 PM
muc bvlq

Bài viết liên quan