Một số kết cấu xylanh thủy lực thông dụng

Một số kết cấu xylanh thủy lực thông dụng

Xy lanh cần hai phía
Như trên đã nói, xy lanh này có cán xy lanh được gắn với quả piston ở cả hai phía. Khi một phía thò thì phía bên kia thụt và ngược lại. Lợi ích lớn nhất của xy lanh loại này là khi hai cán xy lanh có đường kính bằng nhau thì nó sẽ khử được sự chênh lệch áp suất, lưu lượng xảy ra đối với xy lanh cần một phía thông thường. Trong một số trường hợp lắp đặt khó khăn nó cũng đặc biệt hữu dụng so với các loại xy lanh khác.
 


Xy lanh thông tâm
Xy lanh thông tâm là loại cần xy lanh được khoan xuyên suốt từ đầu này đến đầu kia của xy lanh. Kết cấu dạng này giải quyết được việc đặt đúng lực kéo/đẩy vào đúng tâm của xy lanh mà không cần phải có các cơ cấu phụ trợ phức tạp. Xy lanh loại này thường được sử dụng làm kích kéo căng hoặc nâng hạ vật tải trọng lớn trong kỹ thuật xây dựng.

Xy lanh thủy lực có cơ cấu giảm chấn
Xy lanh loại này thường được thiết kế thêm khoang giảm chấn thủy lực ở cuối hành trình làm việc với mục đích làm giảm tốc độ của quả piston và cán xy lanh khi đến vị trí cuối. Thiết kế này sẽ giúp làm giảm lực va đập tác động vào nắp xy lanh dưới tác động của áp suất + lưu lượng dầu hoặc/và các cơ cấu cơ khí mà nó truyền chuyển động tới..
Khoang giảm chấn này được thiết kế tương tự như một cái “chầy” được gắn vào quả piston và nó sẽ được dẫn vào một cái “cối” vừa khít đặt ở phía nắp xy lanh. Khi xy lanh đi đến cuối hành trình, bộ chầy+cối này sẽ tạo nên một lực phản kháng ngược lên cần xy lanh.
 


Các cách lắp ghép xy lanh thủy lực
Có nhiều cách lắp ghép xy lanh vào các cơ cấu khác nhưng có thể được chia làm hai kiểu lắp ghép: Lắp cố định và lắp có chuyển động.

Kiểu lắp cố định là cách khóa chặt xy lanh trong cơ cấu và không cho thân vỏ xy lanh chuyển động trong quá trình xy lanh làm việc thò – thụt. Các cách cố định như: Dùng chân đế, bích lỗ lắp ghép, ghép ren cố định…
 


Kiểu lắp có chuyển động thì ngược lại: Thân vỏ xy lanh có thể chuyển động khi xy lanh thò – thụt tùy theo kiểu lắp ghép. Các kiểu lắp ghép loại này như: Xỏ chốt hai đầu, chao cầu tự lựa, ngõng trục giữa thân…
 


Kết cấu và vật liệu chế tạo xy lanh thủy lực
Các xy lanh thủy lực thường được chế tạo từ thép có cường độ cao. Để xy lanh chống chịu được sự khắc nghiệt của môi trường làm việc như nhiệt độ, độ ẩm, bụi, cường độ làm việc… các cơ phận bằng thép của xy lanh được xử lý chống chịu mài mòn và ăn mòn như mạ crome lòng, cán xy lanh, sơn phủ epoxy bề ngoài… Trong một số ứng dụng đặc biệt, xy lanh có thể được chế tạo từ thép không rỉ hoặc có những phương pháp đặc biệt như mạ phủ gốm kim loại.

Gioăng phớt làm kín xy lanh
Việc lựa chọn bộ gioăng phớt làm kín xy lanh dựa trên nhiều yếu tố quan trọng như: Tính tương thích về mặt hóa học với dầu sử dụng, nhiệt độ và áp suất làm việc…
Khi làm việc, gioăng phớt làm kín phải đủ độ mềm dẻo để có khả năng làm kín dầu giữa các chi tiết chuyển động đồng thời phải đủ cứng, khỏe để chịu được áp suất cao. Có hai loại gioăng phớt được sử dụng trong xy lanh thủy lực là gioăng tĩnh và gioăng động.
Gioăng động (dynamic seal) được dùng ở những nơi có sự chuyển động giữa hai bề mặt cần làm kín, ví dụ như ở quả piston. Loại thông dụng nhất là gioăng U hoặc gioăng V nhưng tùy thuộc vào áp suất, vận tốc và tính chất làm việc mà nó có nhiều kiểu biên dạng khác nhau. Nó thường được ép vào rãnh nằm giữa hai bề mặt trượt để làm kín.

Gioăng tĩnh được sử dụng để làm kín giữa hai chi tiết không có sự chuyển động với nhau ví dụ như giữa quả piston với cán, giữa nắp xy lanh với vỏ… Biên dạng của loại này thường là O-ring hoặc gioăng chỉ hình vuông, các đệm làm kín... Hai yêu tố là áp suất & nhiệt độ làm việc sẽ quyết định kích cỡ và vật liệu chế tạo loại gioăng này.
 

Cập nhật lần cuối: 5/22/2017 4:38:08 PM
muc bvlq

Bài viết liên quan